Chuyển tới nội dung

Hộ chiếu vaccine (visa vaccine) và Tương lai cho du lịch

Hộ chiếu vaccine (visa vaccine) và Tương lai cho du lịch

Nhiều quốc gia đã và đang triển khai “Hộ chiếu vaccine“, một dạng thẻ chứng nhận tiêm chủng hoặc chứng nhận đã miễn dịch với COVID-19. Qua đó cho phép những người đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được tự do đi lại để kích cầu ngành du lịch sau đại dịch.

Hộ chiếu vaccine đang thắp lên hy vọng về một cuộc sống sớm trở lại bình thường
Hộ chiếu vaccine đang thắp lên hy vọng về một cuộc sống sớm trở lại bình thường

Hộ chiếu vaccine (Visa vaccine) là gì?

Hộ chiếu hay chứng thư số vaccine là các loại tài liệu chứng minh một cá nhân đã được tiêm vaccine Covid-19, để hỗ trợ quá trình đi lại. Hộ chiếu vaccine là khái niệm mới dành để chứng nhận các trường hợp đã được tiêm đủ hai mũi vaccine phòng Covid-19. Nhiều người kỳ vọng “hộ chiếu vaccine” là một giải pháp để thế giới sống chung với đại dịch và để mở cửa lại nền du lịch.

Các loại Hộ chiếu vaccine đang được áp dụng

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), áp dụng chứng nhận tiêm phòng sẽ là công cụ quan trọng để ứng phó với đại dịch, thúc đẩy tái khởi động hoạt động du lịch quốc tế một cách an toàn. Đồng thời UNWTO cũng kêu gọi thúc đẩy tiêu chuẩn hóa, số hóa và khả năng tương tác của hệ thống xét nghiệm và chứng nhận y tế theo hướng được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi.

Trước nhu cầu ngày càng cấp thiết về kết nối lại các hoạt động đi lại, giao thương trên toàn cầu, một số quốc gia, tổ chức đã thử nghiệm, áp dụng những công cụ chứng nhận an toàn Covid-19 được số hóa với những tên gọi khác nhau như sau:

  • Digital Travel Pass: Gần đây, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) phát triển một công cụ thẻ thông hành số Digital Travel PassThẻ giúp hành khách quản lý lịch trình đi lại và chứng minh cho các hãng hàng không, cơ quan có thẩm quyền rằng họ đã tiêm vaccine hoặc âm tính với Covid-19.
  • Common Pass: Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)Common Project, tổ chức phi lợi nhuận Thụy Sĩ, đang trong giai đoạn thử nghiệm thẻ thông hành chung Common PassỨng dụng cho phép người dùng truy cập các thông tin về xét nghiệm, vaccine. Mã QR trong ứng dụng giúp cung cấp thông tin cho các nhà chức trách khi cần thiết.
  • Digital Health Pass: Tập đoàn Máy tính quốc tế IBM đưa vào áp dụng thẻ thông hành y tế số Digital Health Pass, tích hợp đa dữ liệu như kiểm tra thân nhiệt nhiệt, cảnh báo phơi nhiễm virus, kết quả xét nghiệm và tình trạng tiêm vaccine. Đơn vị cho biết thẻ thông hành giúp mọi người thuận tiện đi lại ở các điểm công cộng như nơi làm việc, trường học, sân vận động hay các chuyến bay.

Về bản chất, đây là những giấy tờ chứng nhận y tế, có thể được số hóa và công nhận chung, cung cấp bằng chứng một người đã được tiêm phòng vaccine hay xét nghiệm Covid-19. Đây sẽ là bằng chứng cần thiết để giúp con người đi lại, đồng thời bảo đảm an toàn trong bối cảnh đại dịch chưa hoàn toàn được kiểm soát.

Visa vaccine ở các nước trên thế giới

Trên thế giới, nhiều hãng bay bắt đầu thử nghiệm các ứng dụng di động nhằm xác nhận khách đã tiêm vaccine và có kết quả âm tính với Covid-19 trước chuyến bay.

Từ giữa tháng 3, Singapore Airlines sẽ yêu cầu hành khách bay chuyến Singapore – London (Anh) sử dụng ứng dụng di động Travel Pass do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) phát triển. Ứng dụng lưu trữ thông tin sức khoẻ của hành khách, gồm kết quả xét nghiệm Covid-19 và tình trạng tiêm chủng.

Hãng hàng không quốc gia của Singapore thông báo: “Hành khách phải trình kết quả xét nghiệm trong ứng dụng cho nhân viên sân bay khi làm thủ tục check-in tại sân bay Changi trước chuyến bay. Khách phải tuân thủ các quy định chung về kiểm dịch, đồng thời mang theo một bản sao chứng nhận sức khỏe được cấp bởi bệnh viện xét nghiệm cho họ”.

Hãng Malaysia Airlines cũng dự tính tích hợp ứng dụng Travel Pass vào ứng dụng điện thoại của họ dưới dạng một thẻ số hóa về sức khỏe (Digital Travel Health Pass). Nhờ đó, du khách có thể tự xác nhận khả năng du lịch nước ngoài của mình dựa trên yêu cầu nhập cảnh của nước đó và tự thiết lập trạng thái “được phép thông hành”.

Từ tháng 4, Air New Zealand sẽ yêu cầu hành khách từ Auckland tới Sydney (Australia) dùng thử Travel Pass như “hộ chiếu vaccine” nhằm xác minh khách đã được tiêm phòng hay có kết quả âm tính với Covid-19 chưa.

Jennifer Sepull, giám đốc kỹ thuật số của hãng này, nói: “Khi mở biên giới trở lại, ngành du lịch sẽ có diện mạo khác hẳn, dữ liệu sức khỏe của hành khách sẽ được xác minh ngay tại quầy thủ tục. Có một chứng nhận số về sức khỏe mà dễ dàng và an toàn chia sẻ tại sân bay là rất cần thiết. Lưu trữ tất cả thông tin số về sức khỏe cùng một nơi không chỉ đẩy nhanh quá trình làm thủ tục mà còn mở ra tiềm năng cho du lịch không tiếp xúc”.

Các hãng bay British Airways, Qatar Airways, Emirates, Etihad ANA cũng đăng ký thí điểm ứng dụng Travel Pass trên một số chuyến và đường bay của họ.

Qantas sẽ đánh giá cả 2 ứng dụng Travel PassCommon Pass dựa vào phản hồi từ hành khách và phi hành đoàn trên những chuyến bay quốc tế hồi hương. Trong tuần này, riêng Common Pass đã được thử nghiệm trên chuyến bay Boeing 787 từ Frankfurt (Đức) về Darwin (Autralia).

Ứng dụng kết nối hành khách với những phòng xét nghiệm đã được cấp phép, nhờ vậy các kết quả được cập nhật trên nền tảng chung, giúp hành khách có giấy tờ xác nhận âm tính với Covid-19 trước khi lên máy bay. Đây là yêu cầu với tất cả chuyến bay hồi hương do hãng Qantas vận hành đại diện cho chính phủ Australia.

“Chúng tôi mong muốn đưa những chuyến bay quốc tế trở lại, nhân viên của chúng tôi đi làm lại và giấy thông hành số hóa sẽ giải quyết một phần vấn đề này. Sẽ có nhiều quốc gia yêu cầu kết quả xét nghiệm Covid-19 và chứng nhận tiêm chủng để có những chuyến du lịch miễn cách ly, giống như các trường hợp tiêm phòng bệnh bại liệt và sốt vàng trước đây”, Stephanie Tully, giám đốc khách hàng hãng Qantas, chia sẻ.

Hộ chiếu vaccine có thể áp dụng tại Việt Nam?

Một người được tiêm vaccine, nếu thực sự có miễn dịch thì khi sang nước khác không bị lây bệnh và cũng không làm lây truyền bệnh. Như vậy sẽ giải tỏa được khó khăn cho ngành du lịch, hàng không, đi lại, phát triển kinh tế. Tuy nhiên theo các chuyên gia cho rằng cũng cần phải lưu ý đến các rủi ro khi ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Đầu tiên là, trước đây để nghiên cứu ra một vaccine cần 4-5 năm, thậm chí 10 năm; trong khi đó vaccine phòng Covid-19 được nghiên cứu, cấp phép trong điều kiện khẩn cấp. Vì thế, có thể có một số vấn đề chúng ta chưa biết hết được như các vaccine khác nhau, hiệu lực bảo vệ khác nhau.

Có vaccine chưa biết được giảm lây nhiễm như thế nào mà chỉ giảm mức độ nặng của bệnh, giảm triệu chứng; cũng chưa biết kháng thể bảo vệ tồn tại trong cơ thể bao lâu…Thêm nữa, virus biến đổi liên tục nên vaccine có thể không hiệu quả hoặc ít hiệu quả với các biến chủng mới. Bên cạnh đó, không loại trừ trường hợp có “hộ chiếu vaccine” giả.

Vì thế, mỗi quốc gia căn cứ vào đánh giá rủi ro, lợi ích, hợp tác giữa các bên… để có thể có hình thức áp dụng phù hợp. Có thể kết hợp “hộ chiếu vaccine” với xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính để giảm thời gian cách ly…

Cũng theo chuyên gia tại Việt Nam dù tỷ lệ tiêm vaccine chưa được như nhiều nước nhưng chúng ta đang áp dụng các biện pháp chống dịch hiệu quả. Vì thế, dù tiêm vaccine vẫn cần áp dụng tốt các biện pháp dự phòng dịch, cụ thể là áp dụng 5K theo khuyến cáo của ngành y tế.

Trên đây là tổng hợp những thông tin mới nhất về Hộ chiếu vaccine (visa vaccine) và Tương lai cho du lịch. Du lịch Tôi và Bạn xin chia sẻ cùng các bạn.

Chúc các bạn có những chuyến đi thật vui và ý nghĩa!

Nguồn: Tổng hợp.