Sóc Trăng là vùng đất mang bản sắc văn hóa, lễ hội độc đáo của cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng cộng cư lâu đời, với tổng dân số hơn 1,3 triệu người, chiếm khoảng 13% so với tổng dân số ĐBSCL.
Với sự giao thoa văn hóa đó, Sóc Trăng có nhiều điểm sinh hoạt tôn giáo và lễ hội độc đáo có thể phát triển 2 loại hình đặc trưng là: du lịch tâm linh, tín ngưỡng, khám khá kiến trúc nghệ thuật và du lịch về nguồn.
Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Sóc Trăng
Chùa Dơi (Chùa Mahatup)
- Chùa Dơi tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính, phường 3, thành phố Sóc Trăng, là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc dòng Phật giáo Nam tông của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng.
- Chùa Mahatup (chùa Dơi) được công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc quốc gia vào ngày 12.2.1999
- Chùa được xây từ khoảng thế kỉ XVI cho đến nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp khá nguyên vẹn. Đặc biệt khi du lịch Sóc Trăng, tới đây bạn sẽ thấy hàng ngàn con dơi khá lớn treo mình trên trên cây ở khuôn viên chùa.
Chùa Kh’leang
- Ngôi chùa Kh’leang có địa chỉ tại số 71 đường Mậu Thân, khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng.
- Đây là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ lên tới gần 600 năm khi được xây vào khoảng năm 1553.
- Chùa được xây dựng trên diện tích đất hơn 3.800m2, trong khuôn viên của chùa trồng khá nhiều cây thốt nốt – một loài cây đặc trưng của người Kh’mer nên không gian của chùa rất thoáng mát.
- Khi bước vào bên trong chính điện của ngôi chùa, bạn sẽ thấy 16 cột được làm bằng đá, thép vàng, bên trên với các hình ảnh mô tả cuộc đời của Đức Phật.
- Ngoài ra, ngôi chùa hiện còn lưu giữ một số tác phẩm độc đáo khác thể hiện sự giao thoa của hai nền văn hoá Việt – Hoa.
Chùa Quan Âm Linh Ứng (Cơ sở chùa Phật Học 2)
- Chùa Quan Âm Linh Ứng (Cơ sở chùa Phật Học 2) có khuôn viên khoảng 10ha với những công trình, hình tượng, tiểu cảnh như thuyền bát nhã, tích Phật Thích Ca, Phật Thủ Quan Âm…
- Ngôi chùa nằm trên tuyến đường Phạm Hùng, thuộc phường 5, thành phố Sóc Trăng. Khuôn viên chùa rộng, thoáng mát với khuôn viên nhiều cây xanh lại có hồ nước rộng ở giữa tạo nên khung cảnh yên bình cho nơi này.
- Giữa hồ còn có bức tượng Phật Thích Ca đài cao 7m nổi bật. Không gian trầm mặc, tiếng chuông chùa cùng tiếng nhạc kinh phật tại đây đều tạo cho du khách tới đây một cảm giác thanh tịnh.
Chùa Chén Kiểu
- Chùa Chén Kiểu còn gọi là Chùa Sà Lôn, một trong những ngôi chùa cổ có nét kiến trúc độc đáo, tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu.
Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét)
- Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét) nổi tiếng với gần 2.000 tượng Phật, hiện vật và các linh thú được làm bằng đất sét, trong đó có “Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên” được Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam công nhận là 2 hiện vật nhà Phật lớn nhất bằng đất sét có tại Việt Nam.
Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong
- Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, K2, P5, Tp. Sóc Trăng.
- Ngôi chùa được trang trí theo phong cách Khme kết hợp lối kiến trúc hiện đại tạo nên điểm nhấn cho ngôi chùa.
- Trên bầu trời trong xanh, sự hiện diện của ngôi chùa với tông màu vàng trông thật uy nghiêm lộng lẫy.
Chùa Ông Bổn
- Tọa lạc tại thành phố Sóc Trăng, chùa ông Bổn khá nhỏ, nhưng lại khiến du khách trầm trồ bởi thiết kế mang đậm phong cách Á Đông.
- Đặc biệt, hình ảnh những câu đối ẩm trên bức tường, chiếc lồng đèn đỏ ngoài cửa chính đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng
- Tọa lạc gần Quốc lộ 1, tại khóm 5, phường 2, thành phố Sóc Trăng, Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng được xây dựng trên khu đất rộng gần 6 ha.
- Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng không chỉ là biểu tượng sinh động có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ.
- Đồng thời tạo thành một điểm nhấn quan trọng trong hệ thống các điểm tham quan du lịch tâm linh Sóc Trăng.
Chùa Salapôthi (chùa Mới)
- Chùa Salapôthi (chùa Mới) là nơi người dân lập mộ chôn cất cá Ông. Đến đây, du khách sẽ được hiểu thêm về văn hóa tâm lính tín ngưỡng của đồng bào Khmer, cũng như những tín ngưỡng dân gian của người dân xứ biển
Lễ hội độc đáo tại Sóc Trăng
- Thời gian gần đây, Sóc Trăng đã nâng tầm quy mô tổ chức các lễ hội truyền thống như: lễ hội nghinh Ông (Trần Đề), lễ cúng Phước Biển (TX. Vĩnh Châu), lễ hội Cúng Dừa (Châu Thành), Ngày hội sông nước miệt vườn (Kế Sách), kết hợp quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhằm thu hút du khách đến tham gia, trải nghiệm.
- Lễ dâng bông (hay còn gọi Lễ Kathina, lễ Dâng Y Cà Sa) được tổ chức hằng năm vào những ngày mãn hạ (bắt đầu từ ngày 15.9 âm lịch đến trước Lễ hội Óoc Om Bóc).
- Lễ Kathina được tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, phum sóc yên vui hạnh phúc, thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn.
- Lễ hội Oóc om bóc – Đua ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer, được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 15 lễ hội cấp quốc gia.
- Sóc Trăng đã tổ chức thành công sự kiện Festival Đua ghe ngo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2013.
- Đặc biệt, Khu Văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên – mô hình du lịch phục dựng làng Khmer đầu tiên ở Việt Nam sắp được hoàn thành sẽ là điểm nhấn cho Du lịch Sóc Trăng trong thời gian tới.
- Du khách khi vào đây sẽ thấy những ngôi nhà truyền thống của người Khmer, ẩm thực của người Khmer, lễ hội của người Khmer, đặc biệt là Giếng Tiên được phục dựng theo truyền thuyết Giếng Tiên là nơi linh thiêng, tạo không gian để cầu an, hạnh phúc, bình yên.
Trên đây là tổng hợp thông tin mới nhất về những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Sóc Trăng. Du lịch Tôi và Bạn xin chia sẻ cùng các bạn!
Chúc các bạn có những chuyến đi thật vui và ý nghĩa!
Nguồn: Tổng hợp