Chuyển tới nội dung

Nhà thờ La Mã Bến Tre – Điểm du lịch hành hương nổi tiếng của các tín đồ Công giáo

Nhà thờ La Mã Bến Tre - Điểm du lịch hành hương nổi tiếng của các tín đồ công giáo

Nhà thờ La Mã Bến Tre là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo tại Việt Nam. Nhà thờ La Mã thuộc Giáo phận Vĩnh Long, đây là nơi lưu giữ bức ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu GiúpChúa Hài Đồng lộ hình” cùng “Sự lạ La Mã” được lưu truyền rộng khắp.

Nhà Thờ La Mã Bến Tre - là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo
Nhà Thờ La Mã Bến Tre – là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo.

Nhà thờ La Mã ở đâu?

  • Nhà thờ La Mã tọa lạc ở xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Nhà thờ được Đức Giám Mục Phêrô Ngô Đình Thục thành lập năm 1951 để kính thờ “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” và đến nay, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn là điểm du lịch hành hương nổi tiếng được nhiều tín đồ Công giáo cũng như du khách tứ xứ biết đến và thường xuyên ghé tới tham quan.
  • Đường đi đến Nhà thờ La Mã Bến Tre cũng khá dễ, các bạn có thể theo hướng dẫn chỉ đường sau để đến tham quan hành hương và tìm hiểu về “Sự lạ La Mã” này nhé! [XEM BẢN ĐỒ]

Đôi nét về Nhà thờ La Mã Bến Tre

Nhà thờ La Mã Bến Tre nổi tiếng với “sự lạ La Mã” vô cùng kỳ bí và linh thiêng. Đó là câu chuyện về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hồi sinh sau hơn 3 tháng bị thất lạc và rơi xuống sông. Câu chuyện có thể thuật lại tóm tắt như sau:

  • Vào năm 1930, chánh xứ Nhà thờ Cái Bông cũng là một trong những nhà thờ lớn thứ nhì trên mảnh đất Bến Tre đã đến thành lập họ đạo Sơn Đốc và tặng cho Nhà thờ này bức ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp“, lúc bấy giờ Nhà thờ này được gọi là Nhà Nguyện Bàu Dơi;
  • Đến năm 1947, do chiến tranh, Giáo dân phải đi di cư nơi khác có an ninh hơn để mưu sinh. Đến năm 1949, họ đạo Bầu Dơi được thành lập;
  • Đầu năm 1950, Giám mục Ngô Đình Thục đặt tên mới là họ đạo La Mã, bức ảnh Đức Mẹ trở thành linh vật của họ đạo La Mã. Bức ảnh sau đó ông Nguyễn Văn Hạt (ông Biện Hạt) đưa cho con trai Nguyễn Văn Thành đem về cất giữ.
  • Ngày 2 tháng 2 năm 1950, quân Pháp mở trận càn quét, nhiều nhà dân bị tàn phá, dân chúng phải chạy loạn khắp nơi, lúc bấy giờ có một Giáo dân cùng ông Thành cố mang theo bức ảnh Đức Mẹ để không bị phá hoại, nhưng trên đường di tản bằng xuồng, bức ảnh đã bị rơi xuống sông và đã thất lạc.
Bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Chúa Hài Đồng lộ hình được lưu giữ tại Nhà Thờ La Mã
Bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Chúa Hài Đồng lộ hình được lưu giữ tại Nhà Thờ La Mã.
  • Ba tháng sau, ngày 5 tháng 5 năm 1950, một ngư dân vô tình vớt được bức ảnh, tuy còn nguyên khung nhưng hình ảnh bị phai mờ không còn rõ. Ông Thành xin đem bức ảnh về nhà nhưng ảnh bị ố vàng và phai nhạt dù đã rữa sạch nên ông Thành bèn treo ảnh trên mái hiên nhà để che mưa nắng.
  • Tháng 8 cùng năm, ông Trùm Hạt sang giúp con sửa nhà, Ông nhìn thấy bức ảnh treo che chắn mưa nên đã đem bức ảnh về và đặt trên tủ thờ giữa nhà;
  • 5 tháng sau, vào ngày 7 tháng 10 năm 1950, một chiếc tàu Pháp chạy dọc theo con rạch trước nhà ông Hạt bắn phá tan tành, duy nhất chỉ còn tủ thờ và tấm vách lá phía sau là còn nguyên vẹn, nơi mà ông đặt Di ảnh để thờ và cũng là nơi mà gia đình Ông núp những làn đạn của giặc. Bức ảnh vốn đã bị phai nhạt hết hình, sau đó bức ảnh từ từ rõ dần hình Đức Mẹ, chỉ còn mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng thì còn lu mờ, sự việc này xảy ra đầy huyền bí nên được các giáo dân tôn sùng như phép lạ lần thứ nhất của bức ảnh.
  • Ngày 15 tháng 8 năm 1951, nhân dịp lễ Đức Mẹ Mông Triệu, linh mục Phêrô Dư đã tổ chức cung nghinh bức ảnh từ họ đạo La Mã đến họ đạo Cái Bông. Trong thời gian tổ chức lễ, các giáo dân chứng kiến bức ảnh một lần nữa biến đổi: mũ Triều thiên trên đầu Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng hiện ra thật rõ ràng. Sự kiện lần này được các giáo dân tôn sùng như phép lạ lần thứ hai của bức ảnh.

Ngày nay, Nhà thờ Đức Mẹ La Mã Bến Tre là trung tâm hành hương thứ ba của Giáo hội Việt Nam, sau Đức Mẹ La Vang và Đức Mẹ Trà Kiệu.

Hằng năm, Giáo phận Vĩnh Long và Họ đạo La Mã có tổ chức 2 ngày đại lễ vào ngày 5/5 là ngày kỷ niệm tìm được ảnh Mẹ và ngày 7/10 là ngày kỷ niệm Linh Ảnh Mẹ Lộ Hình.

Bên trong Nhà Thờ La Mã Bến Tre
Bên trong Nhà Thờ La Mã Bến Tre.

Nhà thờ La Mã Bến Tre với chiều dài 35m, chiều ngang 16m và tháp chuông cao 19m. Tại đoạn sông nơi bà Sáu Liền vớt được bức ảnh, nằm về hướng trước mặt nhà thờ La Mã, từng có một đài kỷ niệm sự kiện này, nhưng hiện tại đài đã bị vùi lấp dưới dòng sông và không còn dấu tích. Tại khu đất sát bờ sông La Mã, nằm về hướng phía sau nhà thờ La Mã, có một đài kỷ niệm được dựng tại vị trí căn nhà của ông Hạt khi xưa.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về Nhà thờ La Mã – Điểm du lịch hành hương nổi tiếng của các tín đồ công giáo tại Bến Tre. Du lịch Tôi và Bạn xin chia sẻ cùng các bạn.

Chúc các bạn có những chuyến đi thật vui và ý nghĩa!

Nguồn: Tổng hợp.

Đừng quên gọi Hotline: 0963. 685.790 để được hỗ trợ tư vấn cho chuyến Du lịch Bến Tre sắp tới của bạn nhé!

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!