Tháp Bà Ponagar Nha Trang là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Nha Trang, một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam.
- Tháp Bà Ponagar được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm Pa cổ.
- Tháp Bà Ponagar còn có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái)
- Tên đầy đủ của Tháp Bà Ponagar là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar.
Tháp Bà Ponagar ở đâu?
- Là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang – Khánh Hòa.
- Tháp Bà Ponagar cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước.
- Tháp Po Nagar là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét và được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này.
Khám phá tháp Bà Ponagar có gì?
- Tổng thể kiến trúc của tháp Po Nagar được chia ra thành 3 mặt bằng: Khu vực Tháp Cổng, Mandapa (khu tiền đình) và cuối cùng là khu đền tháp.
- Nhưng hiện nay, tháp bà chỉ còn lại 5 công trình kiến trúc tập trung ở Mandapa và Đền Tháp ở trên.
Mandapa (Khu Tiền Đình)
- Mandapa (Khu Tiền Đình) là nơi bạn nhìn từ cổng chính hướng thẳng lên, nếu bạn đi trên đường 2/4 bạn cũng dễ dàng thấy được.
- Kiến trúc có niên đại ở thế kỷ XI đều xây bằng gạch nung gồm 4 hàng cột lớn.
- Trong đó: có 12 cột nhỏ bên ngoài hình bát giác, 10 cột lớn phía trong. Theo như nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định đây có thể là nơi chuẩn bị lễ vật trước khi dâng lên Bà hành lễ.
Khu đền tháp
- Theo những di tích để lại thì khu đền tháp có tổng cộng là 6 Kalan. Kalan theo tiếng Chăm Pa là đền/tháp. Đang hiện hữu còn 4 Tháp, 2 tháp phía sau đã bị hủy và chỉ còn lại nền móng.
- Các tháp đều được xây dựng một kiểu giống nhau, chỉ khác về kích thước và độ rộng.
- Theo đó, các tháp được xây dựng theo bình đồ hình vuông. Từ chân thẳng tắp đến gần đỉnh tháp, vị trí trên cùng được thiết kế theo kiểu hình chóp nón.
- Mỗi tháp đều có 4 cửa hướng ra Đông, Tây, Nam, Bắc. Nhưng chỉ có cửa Đông được mở cho khách hành hương và kéo dài đến tiền sảnh. 3 cửa còn lại tạo hình như cửa giả.
- Phía sau lưng là suối khoáng nóng tháp bà, cung cấp tắm nóng, tắm bùn cao cấp ở Nha Trang.
- Tháp Đông Bắc Tháp chính cũng là tháp cao nhất khoảng 23m. Được xây dựng năm 813 – 817 và được tu bổ, sửa lại vào thế kỉ XI. Sử dụng 5 hàng trụ áp tường chạy dọc trên thân tháp.
- Bốn góc mái là 4 tháp nhỏ trong đó có 3 tầng mái thu nhỏ dần lên phía trên. Hệ mái của Tháp được so sánh như núi Mêru – nơi có 5 ngọn núi của các vị thần tại Campuchia và có đỉnh ở giữa cao nhất.
- Trên đó sẽ trang trí toàn những linh vật: Voi, Ngỗng, Dê… Mang hơi hướng tâm linh sâu sắc của tôn giáo.
Lễ hội tháp bà Nha Trang
- Vào ngày ngày 20 – 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội tháp bà được diễn ra rất long trọng, mang ý nghĩa tâm linh cho người Chăm Pa và cũng là ngày lễ lớn của tín dân Khánh Hòa.
- Người người dân hương, dâng hoa, dâng lễ vật để cầu mong dân chúng Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung được ấm no, hạnh phúc và cầu xin mưa thuận gió hòa.
- Đặc biệt, là màn múa bóng điêu luyện của các cô gái trẻ, đầu đội lễ vật, người hoa tươi, người đèn lồng ngũ sắc.
- Các cô gái mặc những bộ áo xiêm rực rỡ, mới nhất, xiêm y của người Chăm Pa và ngã nghiêng, uốn lượn theo điệu nhạc.
- Điệu múa bóng là đặc trưng của người Chăm, chỉ múa dâng lên mẹ (Bà Thiên Y) mỗi khi dịp lễ.
- Ngoài múa bóng, lễ hội còn được diễn ra với các nghi thức:
- Lễ thay y: diễn ra vào ngày 20/3 đúng giờ Ngọ 12h trưa.
- Lễ thả hoa đăng: diễn ra vào lúc 19h – 21h ngày 20/3.
- Lễ cầu quốc thái dân an: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 21/3
- Lễ cúng ngọ, cúng thí thực: diễn ra lúc 12h – 12h30 ngày 21/3
- Tế lễ cổ truyền: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 23/3
- Lễ Tôn Vương, lễ Khai Diên: diễn ra lúc 6h – 9h ngày 23/3
- Lễ Dâng Hương tạ mẫu: diễn ra lúc 23h – 24h ngày 23/3
- Múa bóng và hát văn: diễn ra trong tất cả các ngày lễ hội.
- Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu: diễn ra lúc 10h – 15h ngày 23/3.
Giá vé tham quan tháp Bà Ponagar
- Giá vé tháp bà Ponagar: 22.000đ/khách/lượt
- Giờ mở cửa: 8h00 – 18h00
- Thời gian du lịch đẹp nhất: từ 21 – 23/3 âm lịch vì đây là thời điểm diễn ra lễ hội tháp Bà Ponagar với rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, thú vị.
Trên đây là tổng hợp những thông tin mới nhất về Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang. Du lịch Tôi và Bạn xin chia sẻ cùng các bạn!
Chúc các bạn có những chuyến đi thật vui và ý nghĩa!
Nguồn: Tổng hợp.